【Làm quen ARCHICAD】BÀI 1 ・ GIỚI THIỆU ARCHICAD

Đây là bài đầu tiên trong series hướng dẫn tự học phần mềm ARCHICAD. Trong series này, mình sẽ hướng dẫn các bạn dựng được model một công trình và thể hiện được bộ bản vẽ hoàn chỉnh.

【Làm quen ARCHICAD】BÀI 2 ・ BẮT ĐẦU VỚI ARCHICAD

Sau khi cài đặt phần mềm, biểu tượng Archicad sẽ hiện ở Desktop, nếu không thấy các bạn có thể tìm ở trong folder cài đặt.

【Làm quen ARCHICAD】BÀI 3 ・ LÀM QUEN GIAO DIỆN ARCHICAD

Sau khi khởi tạo một project mới, giao diện hiển thị mặc đinh của Archicad sẽ giống như thế này.

Pages

Thứ Tư, 23 tháng 12, 2020

【Làm quen ARCHICAD】BÀI 22 ・ HƯỚNG DẪN RENDERING VỚI ARCHICAD

Rendering (Truy xuất hình ảnh), các bạn nào đã từng sử dụng các phần mềm kiến trúc khác như 3Ds max, Sketch Up hay Revit,...sẽ quen thuộc với thuật ngữ Rendering này.

Cũng giống như các phần mềm kiến trúc khác, Archicad cũng hỗ trợ truy xuất hình ảnh với công cụ có tên là CineRender.
Theo cảm nhận của mình, Rendering của Archicad không thực sự quá xuất sắc như 3Ds max, nhưng vẫn ở mức có thể chấp nhận được ở một mức độ nào đó. 
Ngoài ra, các bạn có thể sử dụng phần mềm hỗ trợ Render khác như Twinmotion,... để hình Render đẹp hơn so với Render bằng Archicad. 
(Phần sử dụng phần mềm hỗ trợ Render, sau này mình sẽ có bài viết riêng.
Trước hết trong bài này, mình sẽ cùng nhau tìm hiểu cách Render trong Archciad)

① Mở view nhìn phối cảnh 3D  (nhấn phím tắt F5)

② Mở bảng Perspective Settings

View → 3D View Option → 3D Projection settings (Ctrl + Shift + F3)


Trong phần setting này, các bạn có thể tùy chỉnh góc độ của camera, chế độ phối cảnh có điểm tụ hoặc phối cảnh song song, cài đặt thời gian mặt trời,...


③ Trong khi mở bảng Perspective Settings, nhấn giữ phím Alt và bấm chuột trái vào giữa công trình để set điểm lấy nét của camera

④ Tiếp tục nhấn giữ phím Shift và bấm chuột trái  vào góc phải bên dưới công trình để set vị trí nhìn.

⑤ Thay đổi setting theo các thông số tham khảo sau:
・Camera Z : 2600 (chiều cao camera)
・Target Z : 4000 (chiều cao điểm nhìn)
・Distance : 25000 (Khoảng cách từ camera tới điểm nhìn)
・Azimuth : 225.00°
・View cone : 90.00°
・Roll Angle: 
00.00°

・Check vào ô Two-point Perspective (chế độ phối cảnh 2 điểm tụ)

・Altitude : 30.00°
・Azimuth : 320.00°

⑥ Setting xong, click OK. Hiển thị camera của các bạn sẽ trông như thế này.


⑦ Tiếp theo, Tiến hành setting Render cho view nhìn hiện tại.

Document → Creative Imaging → PhotoRendering Settings





⑧ Click vào cửa sổ này ↻ để render nhanh view nhìn hiện tại. Có thể mất vài giây để render xong view nhìn. Phần này dùng để test nhanh xem view nhìn đã OK chưa, trước khi tiến hành Render ra sản phẩm chất lượng.

⑨ Scene: các bạn chọn tiêu chuẩn "Outdoor Daylight Medium"

⑩ Trong mục Enviroment, các bạn có thể tùy chỉnh môi trường xung quanh.
Ở đây mình chọn Weather Preset là "Clear" 

⑪ Chuyển sang Size tab, để điều chỉnh kích thước ảnh Render, mặc định là 800x600px, mình muốn ảnh to hơn nên cài đặt là 2000x1500px, đương nhiên ảnh càng lớn sẽ càng tốn nhiều thời gian Render hơn.

⑫ Sau khi đã setting xong, nhấn vào biểu tượng máy ảnh ở dưới để bắt đầu tiến hành Render và đợi một lúc để kết thúc quá trình Render.


Sau khi quá trình Render kết thúc, click chuột phải vào hình Render và chọn Save as...để lưu hình ảnh Render


SERIES HỌC ARCHICAD CƠ BẢN

Thứ Sáu, 18 tháng 12, 2020

【Làm quen ARCHICAD】BÀI 21 ・ NHẬP TEXT - DIMENSION

※DIMENSION

Công cụ Dimension cực kỳ hữu ích để do kích thước khoảng cách, chiều dài, góc độ một cách tự động.

Ở view mặt cắt đã tạo ở bài học trước, chọn công cụ Dimension trên thanh Toolbox


→ Click vào từng Slab. Công cụ Dimension sẽ tự động thêm 2 điểm tròn vào mỗi Slab
→ Click đúp vào khoảng trống bất kỳ để đặt đường dim kích thước (hoặc click chuột phải chọn OK)
→ Click vào vị trí muốn đặt đường dim để kết thúc lệnh

Click vào Slab muốn dim kích thước → Click chuột phải và chọn OK

Click vào vị trí muốn đặt dimension

Kết quả

- Hãy thử di chuyển Slab, bạn sẽ thấy kích thước sẽ tự động thay đổi theo vị trí sàn.

- Sau khi bố trí dimension, bạn có thể di chuyển, chỉnh sửa tùy ý.

* Một số setting cơ bản của Dimension:


① Tùy chọn mã màu Pen của phần chân dimension
② Text Style: trong phần setting này, các bạn có thể tùy chỉnh font chữ, size chữ, mã màu,... của Dimension


 ※TEXT

Chọn công cụ Text trên thanh công cụ Toolbox


Click đúp vào vị trí trống bất kỳ ở view làm việc, một hộp thoại sẽ xuất hiện để nhập nội dung Text vào
→ Tiến hành nhập nội dung Text → Click thêm 1 lần vào vùng trống bất kỳ để kết thúc lệnh


Click đúp vào vị trí trống bất kỳ để nhập nội dung Text

Tại hộp thoại này, các bạn có thể tùy chỉnh Size, font, mã màu Pen của Text, hoặc các tùy chỉnh căn lề, chọn kiểu chữ in đậm, in nghiêng,... tùy ý
Sau khi nhập nội dung, Click thêm một lần ở vị trí trống bất kỳ để kết thúc lệnh

Sau khi nhập Text xong, các bạn cũng có thể thay đổi setting size, font chữ, mã màu pen,...
* Một số setting cơ bản của Text


- Text Style: 
Tại đây, cài đặt  các thông số liên quan tới Font, size, căn lề, kiểu chữ,....
(tương tự như trình soạn thảo văn bản)
- Text Block Formating:
Anchor Point: Cài đặt điểm neo của Text
Fixed Angle: nhập góc nghiêng của Text
Alway Readable: tích chọn nếu bạn muốn Text của mình luôn tự động xoay đúng góc nhìn
Wrap Text: tích chọn nếu bạn muốn phạm vi nhập tự động co giãn bằng với nội dung Text
Opaque: cài đặt nền của Text
Frame: khung viền của Text


SERIES HỌC ARCHICAD CƠ BẢN

Thứ Tư, 16 tháng 12, 2020

【Làm quen ARCHICAD】BÀI 20 ・ TẠO MẶT CẮT - MẶT ĐỨNG

 

Tiếp theo trong series bài học Archicad cơ bản, mình sẽ hướng dẫn các bạn tạo view nhìn mặt cắt và mặt đứng của công trình.

* TẠO MẶT CẮT

① Ở mặt bằng tầng 1, chọn công cụ Section trên thanh công cụ Toolbox


② Sau khi chọn công cụ Section, tiến hành vẽ đường thẳng ngay phía trên trục B bằng cách kích chọn điểm đầu → kích chọn điểm cuối



Sau khi vẽ đường line vị trí mặt cắt, xé xuất hiện biểu tượng hình con mắt, để chọn hướng nhìn của mặt cắt, kích chuột trái về phía hướng nhìn cần chọn.

Kích chọn hướng nhìn của mặt cắt


③ Sau khi đặt mặt cắt xong, trên bảng Pop-up Navigator, trong folder Sections sẽ xuất hiện view nhìn mặt cắt vừa tạo.

Bấm đúp vào view nhìn để mở view mặt cắt

View mặt cắt


Hoặc các bạn cũng có thể kích chuột phải vào dấu Section trên mặt bằng
→ chọn Open with Current View Settings để mở view mặt cắt
Chọn Open with Current View Settings để mở view mặt cắt

④ Một số setting cơ bản công cụ Section:
Bấm đúp vào biểu tượng Section trên thanh Toolbox để mở bảng setting

*General:


・Reference ID: Nhập ID và tên mặt cắt ở 2 ô này
・Horizontal Range: Giới hạn nhìn xa của mặt cắt
                                 + Infinite: Không giới hạn
                                 + Limited: Giới hạn view nhìn 
                                 + Zero Depth: Không nhìn xa (chỉ thấy tại vị trí mặt cắt)
・Vertical Range: Giới hạn nhìn theo chiều cao 
                                 + Infinite: Không giới hạn
                                 + Limited: Giới hạn nhìn (tùy chỉnh giới hạn ở cột bên cạnh)
*Story Levels:
Ở mục này sẽ setting liên quan tới hiển thị level tầng trong view mặt cắt

・Show Story Levels: 
Ở mục này sẽ có 3 lựa chọn: 
       + None: Không hiển thị level tầng 
       + Display Only: Chỉ hiển thị level tầng trong view nhìn mà không hiển thị ở layout bản vẽ
       + Display & Output: Hiển thị level tầng ở cả view nhìn và layout bản vẽ
・Marker & Story Level Lines: setting loại line level tầng và hiển thị tên tầng (phần này có 3 ô tích tương ứng với phần bên trái, ở giữa và bên phải)

*Grid Tool:
Cài đặt hiển thị trục trong mặt cắt


・Show Grid Elements: Tích chọn để hiển thị trục hoặc bỏ chọn nếu không muốn hiển thị trục
・Show Grid Elements by Stories: Chọn hiển thị trục theo tầng
・Show Grid Elements by Name: chọn hiển thị trục theo tên trục
・Dimension: bên phải có 2 mục setting Dimension, đây là setting dim kích thước tự động của mặt cắt. Khi tích chọn, trong view mặt cắt sẽ tự động hiển thị kích thước trục và kích thước tổng.


* TẠO MẶT ĐỨNG:

Đối với công cụ mặt đứng, bấm chọn Elevation trên thanh Toolbox


Các setting thông số của mặt đứng gần như giống y hệt so với Section, nên các bạn cũng setting tương tự như ở trên.

* Chú ý: Tuy chia thành 2 công cụ Section và Elevation khác nhau nhưng về chức năng và cài đặt của 2 công cụ hầu như là giống nhau, các bạn hoàn toàn có thể dùng công cụ Elevation để tạo mặt cắt và ngược lại dùng Section để tạo mặt đứng mà không có sự khác biệt nào.
Tuy nhiên về mặt quản lý dữ liệu, mình vẫn khuyến khích các bạn dùng đúng công cụ để thuận tiện cho việc quản lý.


SERIES HỌC ARCHICAD CƠ BẢN

【Làm quen ARCHICAD】BÀI 19 ・ NHẬP OBJECT

Sau khi đã hoàn thành model công trình và địa hình xung quanh, tiến hành nhập thêm một số vật dụng, cây cối,... cho công trình thêm sinh động.

① Ở view mặt bằng tầng 1FL, bấm đúp vào biểu tượng Object trên thanh Toolbox để mở bảng setting Object


② Tiến hành chọn Object và cài đặt thông số



・Bước 1: Chọn Folder Object tương ứng trong thư viện
・Bước 2: Chọn Object cần nhập (ở đây mình sẽ chọn Object bàn)
・Bước 3: Nhập thông số kích thước cho Object
・Bước 4: Cài đặt thông số chi tiết cho Object (chọn kiểu bàn, kiểu chân bàn, vật liệu,...)
                  Nhấn vào phím mũi tên để chuyển sang các tab cài đặt khác nhau của Object
・Bước 5: Nhấn OK

③ Bấm chuột trái vào vị trí theo ý để bố trí Object

Bấm chuột trái vào vị trí bất kỳ để nhập Object


Kiểm tra Object ở view 3D


* Lưu ý: Đối với phần setting chi tiết của đối tượng Object, tùy theo mỗi loại Object khác nhau mà sẽ có các phần thông số khác nhau.
Nên đối với phần cài đặt này, sẽ không cố định cho tất cả các Object, với các loại Object các bạn hãy tự mình tìm hiểu các thông số chi tiết này.

④ Nhập thêm một số Object cho công trình.
Mình sẽ nhập thêm các Object ghế, xe cộ và cây cối cho công trình.
Cách làm tương tự như Object bàn vừa nhập ở trên.

Nhập thêm Object bàn ghế, cây cối, xe cộ, người,... theo ý thích

Sau khi nhập thêm Object, model của chúng ta sẽ trông như thế này



SERIES HỌC ARCHICAD CƠ BẢN

【Làm quen ARCHICAD】BÀI 18 ・ NHẬP ĐỊA HÌNH

 Bắt đầu tạo địa hình bằng công cụ MESH.
Công cụ Mesh cho phép tạo địa hình với các điểm có cao độ khác nhau.

① Đối với các đối tượng thuộc phần địa hình, khu đất xung quanh. 
Mình sẽ thiết lập Home Story là tầng GL, để tiện cho việc quản lý file.

Vì vậy, các bạn mở view tầng GL để thao tác.

② Bấm đúp vào biểu tượng Mesh Tool trên thanh Toolbox để mở bảng setting Mesh

③ Cài đặt thông số cho Mesh


Nhập thông số cho sàn như sau:
・Bước 1:
      ・Mesh Height:                500
      ・Offset to Home Story:  400
      ・Home Story:                 -1. Ground Floor
・Bước 2: Chọn kiểu Mesh
・Bước 3: Chọn vật liệu
・Bước 4: Chọn vật liệu bề mặt theo ý muốn
・Bước 5: Nhấn OK

④ Sau khi setting Mesh xong, tiến hành nhập phạm vi Mesh (tương tự như các nhập sàn)

Chú ý, trừ phạm vi tòa nhà để khối Mesh không trùng với tòa nhà



Sau khi nhập Mesh, model chúng ta sẽ trông như thế này

⑤ Điều chỉnh cao độ địa hình


・Chọn vào điểm bất kỳ của khối Mesh mà các bạn muốn điều chỉnh cao độ.
・Trong bảng Palette, chọn vào biểu tượng có chữ Z
→ Điều chỉnh cao độ theo ý muốn (có thể nhập số chính xác, bằng cách nhấn phím Tab → Nhập số

Sau khi điều chỉnh cao độ, khối Mesh trông như thế này

⑥ Giả sử, địa hình của chúng ta có một ngọn đồi nhỏ, các bạn làm theo các bước sau:
・Bước 1: Các bạn cần thêm các điểm đường đồng mức vào khối Mesh, để có thể điều chỉnh cao độ được.
      + Ở view mặt bằng làm việc, các bạn dùng công cụ Line hoặc Polyline để vẽ đường đồng mức

Dùng công cụ Polyline, vẽ 3 đường đồng mức theo ý muốn
      + Bấm chọn khối Mesh → Bấm chọn công cụ Mesh trong bảng Toolbox
          → Nhấn giữ phím Space trên bàn phím → lần lượt bấm vào 3 đường đồng mức vừa vẽ 
          → Sau khi bấm vào line đồng mức, sẽ có 1 hộp thoại xuất hiện, chọn vào Add New Points   
          → nhấn OK



・Bước 2: Sau khi thêm điểm vào khối Mesh, các bạn có thể xóa 3 đường Polyline đi mà không ảnh hưởng gì cả.
Các bạn sẽ thấy các điểm đã được thêm vào khối Mesh của chúng ta.

Các đường đồng mức, các điểm đã được thêm vào khối Mesh

Tiến hành nhập cao độ cho các điểm:
・Chọn vào điểm bất kỳ muốn điều chỉnh → Chọn vào biểu tượng có chữ Z trong bảng Palette
→ Height: Nhập cao độ theo ý muốn (ở đây mình setting là 500) 
→ Tích chọn vào mục Apply to All để setting cho tất cả các điểm thuộc đường đồng mức đó
→ Nhấn OK

・Đối với 2 đường đồng mức còn lại, các bạn setting tương tự, mình sẽ nhập cao độ của 2 đường đồng mức còn lại lần lượt là 1000 và 1500

Model địa hình sau khi setting

* Mẹo:
Trong bảng setting Mesh, các bạn có thể chọn sang chế độ All Ridges Smooth để bề mặt địa hình mềm mại hơn.

Chọn chế độ All Ridges Smooth


So sánh 2 chế độ setting bề mặt Mesh

SERIES HỌC ARCHICAD CƠ BẢN

【Làm quen ARCHICAD】BÀI 17 ・ TẠO ĐỐI TƯỢNG COMPLEX PROFILE

Tiếp theo, chúng ta sẽ tạo tường PARAPET trên mái. 


*Tường Parapet: hiểu đại khái là tường chắn nước trên mái (như hình bên dưới)
Vì tường này có hình dạng đặc biệt nên chúng ta không thể nhập như tường bình thường, mà sẽ dùng Complex Profile.



Các bạn làm theo các bước như sau:

① Mở bảng quản lý Profile Manager:
Chọn Option 
→  Complex Profiles → Profile Manager 


Bảng quản lý Profile Manager xuất hiện

Bảng Profile Manager


② Tại bảng Profile Manager, mình sẽ tạo tiết diện của tường Parapet:
・Đầu tiên, chọn New → Đặt tên cho profile là Parapet Wall → nhấn OK



③ Tại cửa sổ Profile, Dùng công cụ Fill (các bạn có thể tìm thấy công cụ Fill ở thanh công cụ ToolBox, hoặc nhấn phím tắt mặc định Alt + F) để vẽ hình dạng tiết diện tường theo ý muốn.




・Bước 1: Dùng Fill nhập tiết diện tường theo ý muốn.
・Bước 2: Trong mục Fill Pattern, chọn loại vật liệu theo ý muốn
・Bước 3: Chú ý, trong cửa sổ Profile sẽ thấy điểm gốc (tương tự như điểm gốc ở Mặt bằng)
Điểm gốc này sẽ là điểm neo gốc của tường, nên các bạn cần chú ý điểm này.
・Bước 4: Chọn vào biểu tượng Wall.
(Ở khu vực Use with các bạn sẽ thấy biểu tượng của các công cụ Wall, Beam, Column, Railing, Object.
Khi chọn vào biểu tượng nào, thì Profile này sẽ được áp dụng cho công cụ tương ứng.
Ở đây, mình sẽ dùng công cụ Wall để nhập tường Parapet, nên mình sẽ chọn vào biểu tượng Wall
)
・Bước 4: Sau khi setting xong, nhấn Save để lưu Profile vừa tạo

④ Trở về view làm việc Mặt bằng.
Chọn công cụ Wall, mở bảng setting Wall 



・Bước 1: Chọn vào loại tường có tiết diện đặt biệt
・Bước 2: Chọn loại Profile "Parapet Wall" mà chúng ta vừa tạo.
・Bước 3: Nhấn OK

⑤ Tiến hành nhập tường theo chu vi mái, tương tự như lúc nhập tường ở các tầng dưới trong bài hướng dẫn nhập Wall


Mở view 3D để xem model tường Parapet vừa tạo

Tường Parapet vừa tạo


* Đối với các đối tượng có hình dạng đặc biệt, kể cả Cột (Column), dầm (Beam), lan can (Railing), ...các bạn cũng làm theo cách tương tự.

・COLUMN: 

Vẽ tiết diện Cột → chọn vào biểu tượng Column ở mục Use with

Trong bảng setting Column, chọn đúng loại Profile tương ứng



Model Column với Profile tương ứng

・BEAM: 
Vẽ tiết diện Dầm → chọn vào biểu tượng Beam ở mục Use with




Trong bảng setting Beam, chọn đúng loại Profile tương ứng



Model Beam với Profile tương ứng

Như vậy, tới bài này, model của chúng ta đã xong phần công trình.
Trong các bài tiếp theo, mình sẽ tiếp tục hướng dẫn nhập khu đất xung quanh công trình và một số vật dụng (Object) cơ bản.

Model tổng thể 


SERIES HỌC ARCHICAD CƠ BẢN